Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Hiệu quả từ Dự án “Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trái cây có múi và xoài tại 3 xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai”

Ba xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý, thuộc huyện Vĩnh Cửu có tổng diện tích tự nhiênn khoảng 890 km2, phần lớn nằm trong vùng lõi và một phần vùng đệm của Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai (KDTSQ Đồng Nai) và Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Dân cư tập trung đông, với hơn 6.100 hộ, khoảng 23.000 người, thuộc hơn 10 nhóm dân tộc khác nhau. Sản xuất nông nghiệp trồng cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập chính (chiếm khoảng 65% thu nhập) của các hộ gia đình. Các loại cây ăn quả được trồng chủ yếu ở đây có cam, quýt, bưởi và xoài… những loài cây này được đánh giá là tiềm năng và thế mạnh của cả 3 xã vì phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trong khu vực. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng khác người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cả việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. 
Xuất phát từ những nguyên nhân như: Thiếu thông tin, kiến thức và các kỹ năng cần thiết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Chưa biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và bảo quản sản phẩm; Thiếu vốn đầu tư; Thị trường đầu ra không ổn định, phụ thuộc phần lớn vào thương lái; Thiếu hoạt động bảo quản và chế biến và Sản xuất tự phát, thiếu sự liên kết và thống nhất về quy trình sản xuất. Hầu hết các hộ gia đình trồng cây có múi và xoài tại 3 xã chưa có sự liên kết và thống nhất về quy trình sản xuất. Đa số các hộ gia đình vẫn đang canh tác theo hướng sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu hóa học. Vì vậy, sản phẩm mẫu mã tuy đẹp, nhưng không an toàn và được định giá thấp hơn so với các sản phẩm hữu cơ hoặc VietGap… Ở 3 xã cũng đã có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư trồng hữu cơ ngay từ đầu hoặc chuyển sang trồng theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên số lượng và diện tích trồng theo hướng hữu cơ không nhiều nên rất khó để xác định thành vùng sản xuất hoặc đăng ký mã vạch, mã vùng, nhãn sản phẩm hoặc nhận diện thương hiệu … Điều này đã trở thành rào cản với các hộ dân khi không thể tiếp cận hoặc đưa sản phẩm vào các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch hoặc siêu thị cũng như nâng cao được giá trị và chất lượng của các sản phẩm cây có múi và xoài trong khu vực.
2 CH.jpg
Hội nghị giao ban Ban điều hành Dự án
Xuất phát từ những lý do trên, Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã đầu tư thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trái cây có múi và xoài tại 3 xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai” với tổng nguồn kinh phí tài trợ 4.161.300.000 đồng. Dự án được thực hiện trong 24 tháng (01/2023 - 12/2024) và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Vĩnh Cửu (Hội LHPN huyện) là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án. Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho người dân 3 xã nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trái cây có múi và xoài thông qua hoạt động khuyến khích sản xuất an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậy và tìm kiếm các giải pháp thu hái, bảo quản, chế biến sản phẩm hợp lý và hỗ trợ tiếp cận thị trường. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại KDTSQ Đồng Nai. Các hoạt động của Dự án tập trung 04 Hợp phần: (I) Nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân về việc nâng cao chất lượng và giá trị cho các sản phẩm trái cây có múi và xoài. (II) Thúc đẩy hoạt động của Quỹ PTCĐ và các nhóm tổ trong hoạt động trồng cây có múi và xoài tại 3 xã. (III) Thúc đẩy tiếp cận thị trường và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân địa phương về nâng cao chất lượng và giá trị cho cây có múi và xoài cũng như các hoạt động của dự án. (IV) Quản lý, giám sát và đánh giá dự án.
3HA.jpg
Thành viên Ban điều hành dự án tham gia khóa tập huấn
4HA.jpg
 Gian hàng trưng bày, giới thiệu trái cây của các hộ dân thực hiện Dự án
Trong gần 02 năm thực hiện Dự án, đã có 1.120 lượt cán bộ và người dân được tham gia tập huấn và các hội thảo giúp nâng cao năng lực các nội dung như giới thiệu về nông nghiệp hữu cơ và sản xuất an toàn cũng như cách thức, kinh nghiệm chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ và an toàn; kỹ thuật về IMO, phân bón vi sinh, cách ủ phân hữu cơ và làm thuốc trừ sâu hữu cơ, kỹ thuật cải tạo đất trong trồng cây ăn quả; kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế biến sản phẩm cây có múi và xoài; kỹ năng tiếp cận thị trường trong sản xuất nông nghiệp nói chung, cây có múi và xoài nói riêng; hướng dẫn hoạt động Ban quản lý Quỹ Phát triển cộng đồng và các Tổ sản xuất, Tổ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và Tổ hỗ trợ chế biến sản phẩm. Ban Điều hành dự án còn tổ chức các hoạt động tham quan học tập kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường và học cách chế biến và bảo quản các loại hoa quả, thực phẩm... tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, tạo có cơ hội giao lưu và học hỏi phục vụ cho việc phát triển các Mô hình tại địa phương mình. Hỗ trợ xây dựng kênh giới thiệu và bán sản phẩm trên trang Facebook Nông sản xanh Vĩnh Cửu-UNDP-GEF. 
5HA.jpg
 Bà Nguyễn Thị Mai - PCT Hội LHPN huyện tham gia Toạ đàm Phát triển sinh kế cộng đồng tại vùng đệm tại vùng đệm các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam 
6HA.jpg
 Trao vốn từ Quỹ Phát triển cộng đồng của Dự án
Quỹ Phát triển cộng đồng đã được thiết lập ngay từ những ngày đầu thực hiện Dự án với số vốn là 2,2 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này 500 hộ gia đình đã được vay theo hình thức trả dần, không tính lãi để đầu tư trồng cây có múi và xoài. Đến nay, các hộ này thu nhập tăng lên từ 20.1- 21.5% so với trước đây. Phần tăng thêm thu nhập đã giúp cho các hộ gia đình ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, không cần phải vay lãi cao ở bên ngoài hoặc vay phân bón của thương lái. 
7HA.jpg
Bà Trần Mỹ Ngọc - Chủ tịch Hội LHPN huyện phát biểu tại Hội nghị sơ kết Dự án
Đánh giá hiệu quả Dự án mang lại cho người dân 3 xã, bà Trần Mỹ Ngọc - Chủ tịch Hội LHPN huyện chia sẻ: “Qua thời gian thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho người dân 3 xã đã góp phần nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm trái cây có múi và xoài thông qua hoạt động khuyến khích sản xuất an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và tìm kiếm các giải pháp thu hái, bảo quản, chế biến sản phẩm hợp lý và hỗ trợ tiếp cận thị trường. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập và giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên tại KDTSQ Đồng Nai. Sau khi Dự án kết thúc, Hội LHPN huyện sẽ tiếp nhận các thành quả từ Dự án và tiếp tục hỗ trợ cho người dân 3 xã và nghiên cứu mở rộng địa bàn hỗ trợ để thêm nhiều hộ dân được thụ hưởng”.



Hồng Anh

Các tin khác

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội nghị
Đại diện Công an tỉnh phát biểu tại Hội Nghị
Đồng chí Lê Thị Thái, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu tại Hội Nghị
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Bà Lê Thị Thái - Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh
Điện thoại: 02513.846.497 - Email: bbthoipndn@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.