Chiều ngày 30/8, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị tọa đàm góp ý thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Chủ trì Hội nghị có đồng chí Lê Thị Thái – Chủ tịch Hội LHPN Tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Thành – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội và đồng chí Nguyễn Thị Mộng Thu - Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Tham gia buổi tọa đàm với gần 100 đại biểu sở ban, ngành đoàn thể tham dự tích cực nghiên cứu sâu để đóng góp nhiều ý kiến vào việc sửa đổi bổ sung dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi ) .
Hình: Đ/c Lê Thị Thái - Chủ tịch Hội LHPN Tỉnh phát biểu biểu tượng sa mạc tại Hội Nghị
Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Sau hơn 7 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) theo nguyên tắc đóng – hưởng đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng bộc lộ những điều tồn tại, hạn chế, bất chấp như: (i) diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH thực tế còn thấp với tiềm năng ; (ii) tính tuân thủ pháp luật về
BHXH còn chưa cao, vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH ở nhiều địa
phương, doanh nghiệp; (iii) chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người
dân tham gia; (iv) một số quy định không còn phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực
tiễn hiện nay;.. Xuất phát từ những lý do, yêu cầu nêu trên, việc đề xuất
sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Hình: Đ/c Nguyễn Văn Thành - PGĐ Bảo hiểm xã hội tỉnh phát biểu tại HN
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Lê Thị Thái - Tỉnh ủy
viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai nhận định: Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) được xây dựng bám sát 05 chính sách lớn trong đề
nghị xây dựng dự án Luật đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số
50/2022/QH15, góp
phần xây dựng chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột
chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển
hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng,
chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực,
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên
nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa
đổi) gồm 9 chương, 136 Điều. Như vậy, so với Luật hiện hành, dự thảo luật lần này
đã tăng thêm 11 Điều. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa
đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp thứ 6 sắp tới.
Hình: Quang cảnh Hội nghị tọa đàm
Thông qua Hội nghị sẽ nhận được nhiều ý
kiến góp ý có sức thuyết phục của các đại biểu. Đặc biệt, các Sở, ngành, các tổ
chức đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố
và Hội LHPN các cấp tham dự hội nghị tọa đàm có ý kiến góp ý sâu đối với những
quy định của
dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa
đổi) tập trung vào việc lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới trong dự thảo Luật; các quy định về trợ cấp hưu trí xã hội, chế
độ thai sản, ốm đau đối với người tham gia BHXH bắt buộc, trợ cấp thai sản cho
người tham gia BHXH tự nguyện, các quy định về rút BHXH một lần và những vấn đề
khác quy định trong dự thảo luật.
Hình: Đại biểu lên trình bay tham luận góp ý tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tích cực
có ý
kiến phát biểu góp ý đối với dự thảo luật, thể
hiện trách nhiệm nghiên cứu, nhiều ý kiến tham gia có chất lượng, phân tích,
làm rõ những vấn đề còn hạn chế, bất cập của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Bên cạnh những ý
kiến góp ý thống nhất với dự thảo Luật, có một sô ý kiến góp ý sâu đối với các
nội dung cụ thể trong từng Điều Luật.
Về mức lương hưu
hàng tháng quy định tại Điều 73 của dự thảo: không nên phân biệt thời gian đóng
bảo hiểm xã hội của lao động Nam và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của lao động
Nữ để được hưởng mức lương hưu 45% (dự thảo quy định nam 20 năm, nữ 15 năm), đề
nghị dự thảo Luật điều chỉnh theo hướng quy định cả lao động nam và lao động nữ
có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 15 năm thì đều được hưởng mức lương hưu
45% như nhau.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 23.
Quyền của người tham gia và người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, cụ thể
là “Được yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội
xác nhận thông tin về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ
quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội.”;
bổ sung vào quy định tại Điều 23 dự thảo Luật nội dung về việc người tham gia
BHXH, người thụ hưởng các chế độ BHXH có thể trực tiếp thực hiện quyền của mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp. Đồng thời, bổ sung vào quy định tại Điều
24 dự thảo Luật nội dung về việc trách nhiệm của người tham gia BHXH, của người
thụ hưởng các chế độ BHXH có thể trực tiếp thực hiện trách nhiệm hoặc thông qua
người đại diện hợp pháp của họ.
Hình: Đại biểu lên trình bay tham luận góp ý tại Hội nghị
Đề nghị điều chỉnh
điểm đ, khoản1, Điều 77. Bảo hiểm xã hội
một lần, ở cả 2 phương án đưa ra như sau: Phương án 1:“Người lao động có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12
tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm”; Phương án 2: “Sau 24 tháng không thuộc diện tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian
đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm
mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa bằng với tổng thời gian và tỷ lệ trích nộp của người lao động đã
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo
lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội”
Bên cạnh đó, các ý
kiến đề nghị bổ sung một số nội dung: Đề nghị cần bổ sung quy định giải thích hoặc quy
định xác định diện chủ thể là “Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội” vào Điều
2. Đối tượng áp dụng. Bỏ
cụm từ “tự nguyện” tại cuối khoản 4 Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội, theo đó nội dung của khoản 4 là “ Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội”…
Hình: Đ/c Lê Thị Thái - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Thị Thái - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ Tỉnh Đồng Nai khẳng định dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội
( sửa đổi) có điều chỉnh, bổ sung khá chi tiết, đầy đủ, nhiều điểm mới với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên cũng có các vấn đề dự thảo Luật cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Hội nghị đã có hơn 40 ý kiến đóng góp trực tiếp cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Hội LHPN tỉnh ghi nhận các ý kiến tham gia phát biểu tại Hội nghị, thể hiện trách nhiệm nghiên cứu, nhiều ý kiến tham gia có chất lượng, phân tích, làm rõ những vấn đề còn hạn chế, bất chấp của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành .Trên cơ sở các ý kiến tham gia tại hội nghị, Ban Thường vụ Hội LHPN sẽ tổng hợp, hoàn thiện báo cáo góp ý gửi Trung ương Hội LHPN Việt Nam tham gia ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới của Quốc hội khóa XV ./.
Mỹ Thuần – BXDTCH