Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
HỘI LHPN XÃ THỪA ĐỨC XÂY DỰNG MÔ HÌNH “SỬ DỤNG VI SINH VẬT BẢN ĐỊA (IMO) BIẾN RÁC THẢI SINH HOẠT THÀNH PHÂN HỮU CƠ VI SINH NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”

Xã Thừa Đức là xã nông thôn của huyện Cẩm Mỹ, do đặc thù vườn rẫy rộng, ý thức của bà con nhân dân về vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, rác sinh hoạt hữu cơ nhiều, nhiều hộ dân ở xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ hay vứt ra vườn nên mưa nắng bốc mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân; nên rác thải sinh hoạt luôn là vấn đề quan tâm và hết sức phức tạp. Nhằm thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở đó Hội LHPN xã Thừa Đức đã thành lập mô hình mô hình  Sử dụng vi sinh vật bản địa (IMO) biến rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh nhằm bảo vệ môi trường vận động chị em tham gia mô hình nhằm hạn chế tình trạng rác thải ra môi trường và tận dụng chế phẩm làm phân bón, nước rửa chén ...

Lúc mới thành lập mô hình các chị em chưa hiểu nên khó vận động nhưng khi được các chị em trong ban chủ nhiệm và các thành viên mô hình nhiệt tình tuyên truyền vận động về mục đích, ý nghĩa của mô hình, các chị em hiểu và rất tích cực tham gia. Đến nay, số hộ gia đình áp dụng men vi sinh IMO để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình là khoảng 100 hộ. Qua khâu xử lý ủ IMO khô với rác thải hữu cơ Hội đã thu được 50kg phân hữu cơ. Hội LHPN xã xây dựng được 4 điểm tập kết thu gom phế liệu tái chế, chung tay bảo vệ môi trường, gây quỹ ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Trước đây rác thải trong nhà bếp như rau, củ, quả... Quá trình nấu ăn hay sinh hoạt hằng ngày các chị thường bỏ vào thùng rác hay bỏ ra vườn. Sau khi được tham gia lớp tập huấn sử dụng sinh vật bản địa IMO làm phân bón cho cây trồng do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tập huấn cho hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thừa Đức, các chị em đã nhận thức tầm quan trọng của rác hữu cơ và bắt đầu bỏ rác vào thùng, sử dụng vi sinh IMO tự làm để ủ thành phân bón cho cây trồng, giúp xử lý được mùi hôi, thanh lọc không khí.


Nơi để rác thải sử dụng chế phẩm IMO tạo thành phân bón


Vi sinh vật bản địa IMO có nhiều tác dụng, không chỉ ủ làm phân bón, xử lý mùi hôi thối trong chăn nuôi. Nhiều hộ còn sử dụng IMO thêm các thành phần như vỏ cam, quýt, chanh… để làm nước rửa chén sinh học, đây là sản phẩm những người nội trợ, phụ nữ trong gia đình rất cần; những bà nội trợ trước đây hay dùng nước rửa chén công nghiệp nên bị hư da tay, mỗi lần rửa chén bát phải đeo bao tay cao su, rất bất tiện. Nay được tập huấn hướng dẫn cách làm nước rủa chén sinh học sử dụng không bị lở loét, hiệu quả rất cao, tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khỏe, và bảo vệ nguồn nước ngầm.

 Mô hình Sử dụng vi sinh vật bản địa (IMO) biến rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh nhằm bảo vệ môi trường được triển khai làm điểm tại khu dân cư kiểu mẫu ấp 3 xã Thừa Đức do Hội LHPN xã Thừa Đức Thực hiện. Mô hình nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt hội viên hội Liên hiệp phụ nữ xã. Nguyên liệu để tạo chế phẩm vi sinh IMO có chi phí thấp, dễ tìm kiếm trên thị trường hay có sẵn trong sinh hoạt hằng ngày. Tùy theo mục đích sử dụng, bà con có thể kết hợp để làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, khử mùi hôi trong sinh hoạt, chăn nuôi…Sau khi sử dụng vi sinh IMO ủ thành phân bón, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã lấy nguồn phân này bón cho các tuyến đường hoa kiểu mẫu ở khu dân cư. Ngoài việc xử lý rác thải các chị em phụ nữ ở đây còn làm mô hình nước rửa chén sinh học. Mọi người cùng nhau đem nguyên liệu tới bỏ ủ thành nước rửa chén rồi đem nước rửa chén về sử dụng.


Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thừa Đức hướng dẫn hội viên làm vi sinh vật bản địa IMO để xử rác thải, làm nước rửa chén sinh học)

Đến thời điểm này, huyện Cẩm Mỹ đã thực hiện triển khai chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên 2.800 hộ dân, tỷ lệ tham gia phân loại đúng đạt 72,6 %. Địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng vi sinh bản địa IMO trong xử lý rác thải hữu cơ, lồng ghép vào các chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với các khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn.

Để nhân rộng mô hình cần có sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương. Đối với phương pháp làm và triển khai không quá khó vì các nguyên vật liệu rất sẵn có trong cuộc sống hằng ngày, cần nhất là sự chung tay của tất cả mọi người để mô hình này được triển khai sâu rộng, lợi ích thiết thực, góp phần cùng địa phương trong công tác phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian tới.

Mô hình sử dụng vi sinh vật bản địa IMO trong sản xuất, sinh hoạt được triển khai tại các vùng nông thôn đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực giúp giảm lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường và rác thải qua xử lý trở thành nguồn phân bón sạch cho cây trồng. Giải pháp này hoàn toàn an toàn sức khỏe cộng đồng và môi trường sống xung quanh, bảo vệ nguồn đất, nguồn nước ngầm và bầu không khí hiện nay.

 Tố Nga

 

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội nghị
Đại diện Công an tỉnh phát biểu tại Hội Nghị
Đồng chí Lê Thị Thái, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu tại Hội Nghị
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Bà Lê Thị Thái - Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh
Điện thoại: 02513.846.497 - Email: bbthoipndn@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.